Hạt nhựa LDPE và hạt nhựa LLDPE có sự khác biệt như thế nào? Sự khác biệt đó có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm khi quyết định lựa chọn nguyên liệu sản xuất. Bài viết này DMT…
Hạt nhựa LDPE và hạt nhựa LLDPE có sự khác biệt như thế nào? Sự khác biệt đó có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm khi quyết định lựa chọn nguyên liệu sản xuất.
Bài viết này DMT Polymer sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi một cách chi tiết nhất.
Polyethylene mật độ thấp (LDPE) là một loại nhựa nhiệt dẻo được làm từ monome ethylene. Đây là loại polyetylen đầu tiên , được sản xuất vào năm 1933 bởi Imperial Chemical Industries (ICI). Bằng cách sử dụng quy trình áp suất cao thông qua quá trình trùng hợp gốc tự do.
Polyethylene mật độ thấp tuyến tính (tên gọi tiếng Anh: Linear low-density polyethylene, LLDPE). Đây là một loại Polymer với số lượng đáng kể các nhánh ngắn. Nó được tạo nên bằng quá trình đồng trùng hợp các monome của ethylene với chuỗi dài olefin. Các chuỗi của nó có thể trượt vào nhau khi kéo dài mà không bị vướng.
LLDPE có xu hướng chống nứt do ứng suất môi trường tốt hơn LDPE. Các sản phẩm làm từ hạt nhựa LDPE khi để ngoài trời dễ bị ảnh hưởng bởi sự nứt vỡ do áp lực môi trường. Trong sản xuất, để cải thiện độ bền của LDPE bằng cách bổ sung đáng kể LLDPE (30% – 40%).
LLDPE có độ bền kéo cao hơn và có khả năng chống đâm thủng tốt hơn LDPE. Để khắc phục tình trạng này của LDPE, ta có thể tăng độ dày của sản phẩm lên. Tuy nhiên, việc tăng lượng nguyên liệu như vậy lại không tối ưu đối với bài toán kinh tế. Không chỉ thế nó còn làm giảm đi sự linh hoạt của sản phẩm một cách đáng kể. Nhất là đối với sản phẩm như các loại ống dẫn chất lỏng, khí, gas.
LDPE cũng có những ưu điểm mà LLDPE không có. Đó chính là độ trong suốt của LDPE cao hơn LLDPE. Ưu điểm này được xem là có lợi khi sản phẩm cần độ trong suốt để quan sát bên trong.
So sánh hiệu suất | LDPE | LLDPE |
---|---|---|
Mùi, độc tính | Không mùi, không độc | Không mùi, không độc |
Tỷ trọng | 0,910 – 0,940 g/cm3 | 0,915 – 0,935 g/cm3 |
Độ tinh thể | 45% – 65% | 55% – 65% |
Cấu trúc phân tử | Polyme có trọng lượng phân tử nhỏ hơn và có thể phá vỡ với năng lượng ít hơn | Cấu trúc tuyến tính, chuỗi nhánh, chuỗi ngắn hơn, đòi hỏi ít năng lượng hơn để phá vỡ |
Điểm làm mềm | 90oC – 100oC | 94oC – 108oC |
Đặc tính cơ học | Độ bền cơ học kém hơn | Độ bền cao, dẻo dai, cứng chắc |
Sức căng | Thấp | Cao hơn |
Thời gian giãn nở | Thấp | Cao |
Sức mạnh tác động | Thấp | Cao |
Độ ẩm và khả năng chống thấm nước | Hạn chế | Tốt |
Áp suất môi trường nứt | Tốt | Tốt hơn |
Trên thực tế tùy vào nhu cầu sử dụng và công năng của từng loại sản phẩm mà ta chọn vật liệu. Việc lựa chọn loại hạt nhựa nào còn phụ thuộc khá nhiều vào mục đích cuối cùng của sản phẩm.
Nếu sản phẩm cần độ trong suốt, độ bền tương đối thì chọn hạt nhựa LDPE. Ngược lại nếu sản phẩm yêu cầu độ chống chịu tốt trong nhiều môi trường và sự linh hoạt thì chọn hạt nhựa LLDPE. Việc kết hợp hai loại hạt nhựa trong quá trình sản xuất là cách phổ biến nhất hiện nay.
Hy vọng thông qua bài viết này DMT Polymer sẽ giúp quý khách hàng có được câu trả lời hợp lý nhất.